Glycolic acid có đẩy mụn không?

Nhiều bạn khi sử dụng glycolic acid thì sẽ có thắc mắc rằng glycolic acid có đẩy mụn không. Vì đây cũng là một dạng của tẩy tế bào chết hoá học, giống BHA (acid salicylic). Để tìm hiểu rõ về vấn đề này, mời bạn cùng BH Corner tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.

Glycolic acid có đẩy mụn không

1. Glycolic acid là gì?

Glycolic acid còn được biết đến là một dạng của AHA, tẩy tế bào chết hoá học. Với tác dụng tuyệt vời trong việc loại bỏ các tế bào chết, cải thiện các vấn đề về da.

Cụ thể là glycolic acid sẽ giúp bạn trong việc ngăn ngừa lão hoá,  tẩy tế bào chết, cải thiện tình trạng mụn trứng cá nhờ vào khả năng thấm sâu vào lớp biểu bì của da để thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới, tẩy tế bào chết cho da.

Mặc khác thì việc làm sạch sâu cũng giúp làm sạch bã nhờn ở lỗ chân lông, giảm tình trạng bít tắc.Từ đó giúp lỗ chân lông được thông thoáng hơn, cải thiện tình trạng lỗ chân lông bị to, cho làn da mịn màng, đều màu và hỗ trợ trong quá trình thấm hút các dưỡng chất từ các sản phẩm skincare khác.

Glycolic acid có tác dụng gì đối với da

2. Glycolic acid có đẩy mụn không?

Glycolic acid có đẩy mụn không? Câu trả lời là CÓ.

Vì glycolic acid sau khi đi vào da sẽ giúp tẩy tế bào chết do các liên kết bị phá vỡ, đồng thời còn làm sạch lỗ chân lông, chính vì thế nên khi sử dụng glycolic acid thì làn da của bạn chắc chắn sẽ bị đẩy mụn lên. Và các nốt mụn này sẽ được khô nhanh và bong tróc. 

Khi sử dụng glycolic acid thì sau 24h hoặc 3 – 4 tuần thì làn da sẽ bị đẩy mụn. Tình trạng đẩy mụn này sẽ kéo dài khoảng 3 tháng.

Để dụng glycolic acid cho việc điều trị mụn thì bạn cần sử dụng ở nồng độ 7%. Tuy nhiên khi bạn bị mụn trứng cá nặng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Xem thêm: Dùng BHA bao lâu thì đẩy mụn và cách dùng

3. Khi dùng glycolic bị đẩy mụn có nên nặn?

Trong quá trình sử dụng glycolic acid mà da bạn bị đẩy mụn thì bạn có thể nặn để loại bỏ mụn khỏi làn da, hoặc bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm đặc trị mụn để cho các nốt mụn tự rơi. Từ đó giúp tránh làm da bị tổn thương, đau hoặc để lại tình trạng thâm sau khi nặn mụn.

Mặc khác thì khi bạn nặn mụn thì hãy lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ, spa uy tín, chất lượng để loại bỏ sạch mụn, ít thâm và đảm bảo vệ sinh cho da. 

Xem thêm: Glycolic acid kết hợp với gì là tốt nhất?

4. Glycolic acid có dùng được cho bà bầu không?

Glycolic acid có dùng được cho bà bầu không? Glycolic acid có thể sử dụng được cho bà bầu, nhưng chỉ được sử dụng với nồng độ dưới 8%, vì khi sử dụng với nồng độ cao thì sẽ tăng độ mẫn cảm cho da.

Nhưng cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và khuyến cáo của sản phẩm khi sử dụng trong trường hợp bạn đang mang bầu.

Glycolic acid có dùng được cho bà bầu;

5. Những lưu ý khi sử dụng glycolic acid

Vì đây là một dạng tẩy tế bào chết và có tác dụng mạnh đối với da nên bạn cần lưu ý khi sử dụng:

  • Nên chống nắng kỹ càng khi đi ra ngoài, vì làn da khi sử dụng glycolic acid sẽ rất dễ bắt nắng hay nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất là nên sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên.
  • Đối với những tình trạng da mụn nặng mà muốn sử dụng glycolic acid để cải thiện mụn thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Nên sử dụng với nồng độ thấp trước và sau đó hãy sử dụng nồng độ cao hơn. Với nồng độ từ 10% thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Khi bạn lần đầu sử dụng thì nên sử dụng với tần suất thấp để da thích ứng tạm thời rồi hãy sử dụng với tần suất cao hơn.
  • Không nên kết hợp glycolic acid với retinol vì sẽ tăng khả năng kích ứng cho da vì cả 2 thành phần này đều có tác dụng mạnh đối với da.
  • Sau khi sử dụng glycolic acid thì bạn không nên sử dụng ngay vitamin C, niacinamide mà hãy đợi 30 phút rồi hãy dùng để phát huy tốt tác dụng của các sản phẩm.

Với những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn thắc mắc glycolic acid có đẩy mụn không. Cùng những giải đáp hữu ích cho bạn trong quá trình sử dụng glycolic acid để làm đẹp cho da, giúp giảm mụn, thu nhỏ lỗ chân lông và làm đều màu da.

Xem thêm: Glycolic acid kết hợp với niacinamide được không?

You cannot copy content of this page